Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người nhiễm HIV

30-09-2023 21:45:47

Người nhiễm HIV ở các giai đoạn đều cần dinh dưỡng đúng và cân bằng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Dinh dưỡng tốt giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có thể có khả năng chống chọi với bệnh, cơ thể sử dụng thuốc điều trị một cách hiệu quả.

Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức phận, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm.

1. Người nhiễm HIV" data-rel="follow" style="font-size:15px;background-color:rgb(255,255,255)">Người nhiễm HIV có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn và tập luyện có thể làm giảm những triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và các rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân HIV.

Hỗ trợ về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, cho nên cần thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi chưa có triệu chứng, cũng như trong tất cả các giai đoạn sau của bệnh giúp giữ cân nặng, số lượng tế bào cơ thể, khả năng miễn nhiễm, phòng ngừa và làm bệnh chậm chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Dinh dưỡng tốt còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

photo-1695861954553

Glucid (chất bột đường) chiếm 60-68% tổng năng lượng khẩu phần ăn của người nhiễm HIV.

Một trong những hậu quả của nhiễm HIV là thành ruột bị tổn thương, vì thế thực phẩm không thể hấp thu một cách bình thường. Tiêu chảy là tình trạng rất thường xảy ra ở người nhiễm HIV/AIDS. Khi bị tiêu chảy, thức ăn sẽ được di chuyển nhanh trong lòng ruột nên sẽ không được tiêu hóa tốt và sẽ có ít chất dinh dưỡng được hấp thu, sẽ dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng.

Vì vậy, người nhiễm HIV sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng làm tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội và tăng mức độ tiến triển sang AIDS tạo nên vòng xoắn giữa dinh dưỡng kém và nhiễm trùng ở người nhiễm HIV.

2. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người nhiễm HIV

So với người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới:

- Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: Nhu cầu năng lượng tăng 10%, tương đương tăng thêm 1 bát con cơm kèm thức ăn hoặc thêm 1 bữa phụ.

- Người nhiễm HIV có triệu chứng: Nhu cầu năng lượng tăng 20-30%, tương ứng khoảng 460-690 Kcal, tương đương tăng thêm 2-3 bát con cơm kèm thức ăn giàu đạm, béo hoặc thêm 2-3 bữa phụ.

So với trẻ khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi và cùng giới:

- Trẻ nhiễm HIV chưa có triệu chứng: Nhu cầu năng lượng tăng 10%.

- Trẻ nhiễm HIV có triệu chứng: Nhu cầu năng lượng tăng 20-30%.

- Trẻ nhiễm HIV có triệu chứng và có dấu hiệu sụt cân: Nhu cầu năng lượng tăng 50-100%

Nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết ở người nhiễm HIV sẽ cao hơn so với người bình thường vì tổng nhu cầu năng lượng cao hơn, cụ thể là:

- Protein chiếm 12-15% tổng năng lượng khẩu phần.

- Chất béo chiếm 20-25% tổng năng lượng khẩu phần.

- Glucid chiếm 60-68% tổng năng lượng khẩu phần.

- Các vitamin và muối khoáng đều có nhu cầu như người bình thường, tuy nhiên cần bổ sung thêm đa vi chất.

photo-1695861955580

Các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng cần thiết

Tóm lại, trongbữa ăn hàng ngày cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm:

- Nhóm bột đường: Cơm, bánh mì, bắp...;

- Nhóm thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, tôm, sữa, đậu...;

- Nhóm chất béo: Dầu ăn, bơ, đậu phộng...;

- Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau, quả, trứng, sữa, trái cây...

Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều. Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4-6 lần/ngày). Không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước.

Các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như trái cây và rau, củ... còn là nguồn chất xơ dồi dào phòng chống táo bón.

Khi nhiễm HIV, sức đề kháng bị suy giảm nên dinh dưỡng an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cơ hội lây qua đường tiêu hóa. Do đó, nên sử dụng các thực phẩm tươi, chế biến hợp vệ sinh, nấu chín kỹ các thực phẩm ăn chín (thịt, cá, tôm, trứng...) và ăn trong vòng 6 giờ.

Cần rửa thật sạch rau, quả ăn sống trước khi dùng; gọt vỏ trái cây trước khi ăn và uống nước sạch đã nấu chín.

Rửa tay trước khi nấu nướng, trước khi ăn hoặc uống thuốc cũng như sau khi đi vệ sinh... Không nên ăn thức ăn còn sống, hư, mốc, hết hạn sử dụng. Không ăn nhiều ớt, tiêu, gia vị cay dễ làm lở miệng, nhất là khi đã giảm sức đề kháng. Không uống rượu, cà phê hay trà đậm vào bữa ăn vì có thể làm cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất.

Mời bạn xem thêm video:



Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

TIN CÙNG THỂ LOẠI