05-12-2024 09:31:21
Theo Webmd, một khẩu phần cà tím 100g có:
Một khẩu phần như trên có chứa các vitamin như:
Các khoáng chất có trong 100g cà tím:
Cà tím là một thành phần trong y học cổ truyền. Trong hệ thống y học Ayurvedic cổ đại của Ấn Độ, các bác sĩ sử dụng cà tím để điều trị đái tháo đường và rễ cà tím để làm giảm bệnh hen suyễn.
Mặc dù cà tím không phải là loại rau bổ dưỡng nhất, nhưng cung cấp cho cơ thể nguồn kali và chất xơ khá tốt. Chỉ với 25 calo và ít hơn 1g chất béo cho mỗi khẩu phần 100g cà tím. Cà tím có chất chống oxy hóa như vitamin A, C (giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương), chứa nhiều hóa chất thực vật tự nhiên polyphenol, giúp tế bào xử lý đường tốt hơn đối với người đái tháo đường.
Các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm trên tế bào cho thấy, cà tím có tác dụng bảo vệ chống lại loại tổn thương DNA dẫn đến ung thư, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích này ở người.
Cà tím không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, nhưng một số người có thể bị dị ứng (với các triệu chứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay…) hoặc không dung nạp với cà tím và việc ăn chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm hoặc các vấn đề về tiêu hóa...
Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà tím:
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Theo Indiatvnews, đối với người có hệ tiêu hóa yếu, nên tránh ăn cà tím, vì có thể gây ra vấn đề về đầy hơi.
- Những người bị dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại rau nào trong họ cà, không nên ăn cà tím, vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.
- Những người bị trầm cảm: Tránh ăn cà tím nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc đang bị lo âu. Loại rau này có thể làm tăng chứng trầm cảm ở bệnh nhân và cũng làm giảm tác dụng của thuốc.
- Người bệnh viêm khớp: Cà tím và các loại rau họ cà khác có chất solanine. Một số người cho rằng, chất này có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến các bệnh như viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy lượng nhỏ solanine trong cà tím, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau khớp bùng phát sau khi ăn cà tím, hãy tránh ăn rau họ cà.
- Người bị sỏi thận: Cà tím cũng chứa canxi oxolate, có thể dẫn đến sỏi thận nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Nếu bạn bị sỏi, nên ăn cà tím thận trọng, oxalate có trong cà tím làm tăng vấn đề sỏi thận.
- Người bị thiếu máu: Nếu cơ thể bị thiếu máu, nên tránh cà tím.
- Người bị kích ứng mắt: Đối với người có bất kỳ vấn đề nào ở mắt và thấy mắt bị nóng rát hoặc sưng tấy không nên ăn cà tím.
- Người bị bệnh trĩ: Tránh ăn cà tím nếu bạn đang bị trĩ vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trước khi nấu cà tím, hãy rửa sạch và cắt bỏ cả hai đầu. Vỏ vẫn có thể ăn được, nhưng bạn có thể loại bỏ nó nếu thấy nó quá dai. Cà tím tự nhiên có vị đắng một chút, khi chế biến nên rắc một chút muối lên và để yên trong 30 phút, rửa sạch trước khi nấu.
Cà tím có thể được chế biến với nhiều cách như: Nướng, hấp, hoặc xào...
Bảo quản cà tím trong tủ lạnh, ngăn mát có thể an toàn tối đa một tuần.
Báo Sức Khỏe Đời Sống.