Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

27-09-2024 10:16:06

Cây sung còn có tên gọi là ưu đàm thụ, vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả. Sung thuộc họ dâu tằm Moraccae và có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb.

Cây sung có tác dụng thông huyết, chỉ thống, lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu viêm, bổ máu. Nhựa sung, lá sung và vỏ cây sung đều có rất nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các loại bệnh. Nhựa sung chữa mụn nhọt, bắp chuối, tụ máu, chốc lở, sưng đau.

1. Bài thuốc từ quả sung

Quả sung vị ngọt tính bình quy kinh phế đại tràng, có thể dùng tươi hay khô:

Dùng tươi: Quả sung tươi có hàm lượng calo thấp và có thể làm thành món ăn nhẹ. Để sử dụng quả sung tươi cần đem ngâm nước muối 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Dùng khô: Quả sung khô chứa nhiều đường và calo nên ăn vừa phải. Để làm quả sung khô cần đem rửa sạch rồi phơi khô trong bóng dâm.

ipiccyimage-39-23231039

Quả sung tươi hay khô đều có tác dụng tốt với sức khỏe.

1.1 Dùng bột sung chữa đau dạ dày

Rửa sung sạch ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Sau đó vớt sung ra để ráo nước. Tiếp theo bổ quả sung làm đôi, đem phơi khô, sao vàng và tán thành bột mịn cho vào hũ để nơi thoáng mát.

Khi bị đau dạ dày, lấy 2 thìa cà phê bột sung đem pha với 100ml nước ấm uống. Mỗi ngày 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng, uống trong 7-10 ngày.

1.2 Sung khô ngâm nước trị đau dạ dày

Buổi tối trước khi đi ngủ, lấy 3 quả sung khô cho vào ly nước ấm ngâm để qua đêm, sáng hôm sau ngủ dậy chắt nước sung ngâm uống khi bụng đang trống rỗng và ăn cả quả sung. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, kéo dài 2 – 3 tháng.

images

Quả sung khô ngâm nước có tác dụng hỗ trợ trị đau dạ dày.

1.3 Chữa viêm họng

Cách 1: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút đưa vào họng trong 5-7 ngày.

Cách 2: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

1.4 Chữa táo bón

Cách 1: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày trong 5-7 ngày.

Cách 2: Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả trong 5-7 ngày.

Cách 3: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày trong vòng 1 tuần.

  • Quả sung - Vị thuốc chống viêm, giảm đau

    Quả sung - Vị thuốc chống viêm, giảm đau

2. Bài thuốc từ lá, nhựa sung

Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Nhựa sung làm thuốc rất tốt.

- Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước 50g lá sung uống thay nước chè đến khi bệnh đỡ hẳn.

- Chữa mụn lở chưa vỡ, không nhiễm trùng hoặc vú sưng đau: Lá sung 50g giã nát, trộn với vài giọt nhựa sung đắp lên, đau đến đâu đắp đến đó đắp 2 lần trong ngày liên tục trong khoảng 7-10 ngày.

- Hỗ trợ điều trị bệnh hen: Hứng lấy 5 giọt nhựa sung, hòa với 1 thìa mật ong cho uống phối hợp với thuốc tây y đến khi triệu chứng lui hẳn.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy nửa cân lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá đắp lên chỗ đau, hễ nguội lại thay, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày giảm triệu chứng đau rát búi trĩ.

Trẻ nhỏ ghẻ lở: Lá sung non rửa sạch giã nát xát lên nhiều lần bệnh sẽ thuyên giảm.

3. Lưu ý khi sử dụng

- Tiếp xúc da với quả sung hoặc nhựa lá sung có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm.

- Do quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên ăn quá nhiều quả sung đặc biệt là quả sung khô có thể gây tiêu chảy.

- Không dùng cho người dị ứng với thành phần lá quả, nhựa sung.

Theo Báo Sức Khỏe Và Đời Sống

TIN CÙNG THỂ LOẠI