02-10-2024 08:29:23
Đó là nhóm các chất axit béo vô cùng quan trọng đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm sự phát triển của thai nhi, sức khỏe tim mạch, chức năng của não bộ và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Omega 3 là loại chất béo thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất ra được và cần được hấp thu từ các thực phẩm bên ngoài.
Có 3 loại omega 3 chính, gồm có:
Hai loại EPA và DHA có trong các loại cá chứa nhiều chất béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ và được cung cấp rộng rãi trên thị trường dưới dạng các sản phẩm bổ sung.
Cải thiện chứng chứng tăng động giảm chú ý. Omega 3 có khả năng tăng cường sự chú ý, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập cũng như giảm tính bốc đồng, sự hiếu động và những triệu chứng tăng động giảm chú ý.
Tăng cường thị lực. Omega 3 (đặc biệt là DHA) là thành phần trực tiếp hình thành nên màng sinh chất của các tế bào thụ cảm ánh sáng ở võng mạc.
Giảm hen suyễn. Trẻ hấp thu hàm lượng Omega 3 cao giúp làm giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra.
Tăng cường chức năng của não bộ, đặc biệt là trong quá trình học tập và ghi nhớ. Trẻ em có chế độ ăn chứa nhiều axit béo Omega 3 có khả năng nói nhanh, lưu loát và trí nhớ tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng với trẻ đang bú mẹ, đặc biệt là những trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên thì sữa mẹ là nguồn cung cấp Omega 3 lý tưởng. Tuy nhiên không phải lúc nào sữa mẹ cũng cung cấp đủ Omega 3 cho trẻ, bởi hàm lượng Omega 3 trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ.
Việc cần bổ sung Omega 3 cho trẻ trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc theo từng độ tuổi của bé khi bắt đầu được bổ sung chất dinh dưỡng này. Cụ thể:
Trẻ em (bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi) cần được bổ sung thêm Omega 3 ở dạng DHA và EPA với hàm lượng được khuyến nghị như sau:
Theo Sức khỏe đời sống